Bảo hiểm xã hội: lựa chọn hay bắt buộc- Bản tin số 3
Bảo hiểm xã hội (BHXH) giống như 1 tảng băng chìm, ít khi để bạn thấy chứ nói gì đến 1 phần của nó là dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhưng ít nhất nó gắn liền với tài chính cá nhân tương lai của bạn
Bảo hiểm xã hội (BHXH) giống như 1 tảng băng chìm, ít khi để bạn thấy chứ nói gì đến 1 phần của nó là dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhưng ít nhất nó gắn liền với tài chính cá nhân tương lai của bạn: đó chính là quyền lợi lương hưu. Nguồn thu nhập bất cứ người già nào đều có.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) và tiền lương hưu?
Đối với nhiều người, nhất là dưới 30 tuổi, tiền lương hưu là cái gì đó có vẻ xa xôi, nên ít khi để ý.
Kiểu tặc lưỡi cho qua. Đến đâu thì tính đến đó.
Chỉ khi đóng bảo hiểm xã hội bạn mới có lương hưu.
Thậm chí Khanh là người làm ở bộ phận có ít nhiều liên quan đến bảo hiểm xã hội mà cũng không để ý lắm đến thứ này.
Lúc năm 30 tuổi chỉ biết là làm việc cũng không để ý lắm đến mức bảo hiểm mà công ty đóng cho mình.
Chỉ cho đến 1 ngày: vị trưởng phòng hành chính có hỏi là tăng đóng ở mức này có ổn không mới giật mình.
Hỏi ý kiến mình vì lúc đó tạm gọi là mình cũng có quyền lực và có sự ảnh hưởng ở công ty.
Nếu bạn chỉ là nhân viên bình thường thì công ty chỉ việc sự ấn định mức đóng của bạn.
Bạn không có quyền quyết trong vấn đề này.
Rõ ràng có nhiều thứ bị ỉm hay lờ đi khi bạn chỉ là người bình thường và không có ảnh hưởng trong một tổ chức.
Và mình không biết rõ về BHXH đâu phải chuyện lạ.
Vậy yếu tố nào của bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến tiền lương hưu của bạn?
Rõ ràng ở đây có 1 mấu chốt: nếu mức bảo hiểm xã hội của bạn đóng càng cao và càng lâu thì mức lương về hưu thì càng cao.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương hưu sau này của bạn dù bạn chả cần phải cắm mặt tìm hiểu chi li bất cứ quy định nào về BHXH, thậm chí sau này các quy định của nhà nước có thay đổi hay điều chỉnh gì đi chăng nữa.
Đó là mức đóng.
Thời gian đóng.
Và độ tuổi quy định để nghỉ hưu.
Trong đó, độ tuổi thì có vấn đề.
Nhà nước thì cứ muốn tăng lên.
Thế hệ chúng ta có thể là 62 hoặc có thể điều chỉnh tăng lên nữa, chả thể biết được.
Có một số người nói: quan tâm làm gì đến bảo hiểm xã hội. Làm gì thọ được đến khi nghỉ hưu để mà lĩnh.
Thế thì đóng thật là phí.
Khanh cũng hơi ngạc nhiên vì có 1 số người có suy nghĩ quá tiêu cực như vậy.
Đúng thật là đóng đến gần 3 chục năm bảo hiểm xã hội mà đã ngỏm luôn trước khi nghỉ hưu hay mới nghỉ được 1-2 năm thì đóng quả là quá phí.
Họ nói cũng có phần đúng.
Nhưng thế thì ít nhất còn có giải pháp khác là bảo hiểm nhân thọ. Mà thứ này Khanh sẽ bàn ở 1 hay 1 số bản tin khác.
Bây giờ quay lại vấn đề chính.
Bạn hoàn toàn sống để nghỉ hưu. Chết là số ít. Còn bạn sẽ là số đông. Chả lẽ bạn nghĩ mình rơi vào trường hợp ít ỏi là chết trước khi nghỉ hưu à?
Mà nếu đen đến thế thì cứ cho là tiền bạn đã đóng là để dành cho những người đang hưởng lương hưu còn sống đi. Nghĩ thế thì nó nhân văn hơn.
Nên vấn đề bàn tiếp vẫn là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội để có tiền lương hưu.
Lương hưu chính là nguồn thu nhập của bạn khi hết tuổi lao động: đây là vấn đề tài chính cá nhân của tương lai. Mà tương lai này quá xa nên bạn ít đê rý cũng là điều dễ hiểu.
Vậy mình nên có lương hưu từ BHXH không?
Theo quan điểm cá nhan Khanh thì có mấy thứ chúng ta cần trao đổi tiếp.
Một số câu hỏi về bảo hiểm xã hội:
Nhiều người cho rằng:
1) Sau này già bạn vẫn có thể làm kinh doanh, vẫn kiếm ra tiền (như bây giờ).
2) Bạn có thể trông chờ vào con cái, hỗ trợ 1 phần tài chính.
3) Bạn có thể vẫn có nhiều nguồn khác như từ đầu tư (có nguồn này thì bạn quá giỏi đi).
Thì đâu cần BHXH nữa…
Bạn có thể bổ sung thêm ý kiến và comment dưới bài viết nhé.
Khanh có mấy phản biện như sau:
1) Khi bạn nghỉ hưu thì chỉ có thể phù hợp với 1 số công việc (nếu bạn vẫn còn muốn làm việc) đòi hỏi sức lực và suy nghĩ ở mức vừa phải. Không thể so sánh với thời kỳ sung sức trong độ tuổi lao động được.
Nên thu nhập sẽ khó có thể bằng trước kia.
Khi nghỉ hưu thì phần lớn mọi người sẽ không đi làm
2) Bạn càng không thể trông chờ vào con cái.
Thế hệ trước ông bà bạn có thể muốn trông cậy vào bố mẹ bạn.
Bố mẹ bạn bây giờ có trông chờ được gì vào bạn không?
Đến bạn thì sao? Trông chờ vào con cái mình có vẻ không ổn. Thế hệ này sắp tới còn đối mặt với khó khăn ngày càng khốc liệt của thị trường lao động. Tự lo cho mình đã khó rồi!
Đó là phần trả lời cho câu hỏi 1 và 2. Câu hỏi 3 thì tự nó đã trả lời rồi.
Câu hỏi thêm:
Có 1 số người cho rằng: tiền hưu để nhà nước quản lý làm gì. Mình tự quản lý, tự đầu tư là tốt nhất. Nghe có vẻ rất logic. Mọi thứ cứ như trong tầm kiểm soát của bạn!
Câu hỏi này xuất phát từ 1 số người quá tự tin về quản lý tài chính cá nhân của mình. (như mấy vị trader, hoặc tự đầu tư, hoặc mấy vị bán bảo hiểm nhân thọ thần thánh hóa sản phẩm của mình lên… như Khanh đã từng chứng kiến).
Giờ hãy thử xem bạn đã quản lý tiền như thế nào?
Đó quả là 1 bài học và những trải nghiệm dài.
Nhưng bạn có đồng ý với Khanh là cứ đến tháng là bạn tiêu hết tiền không. Dù thu nhập bạn có tăng lên theo thời gian gian. Dù bạn có kiếm thêm được thu nhập đi chăng nữa.
Giữ tiền quả là khó.
Nên tại sao không để 1 phần cho nhà nước giữ hộ.
Nhỡ nhà nước không trả thì sao?
Có quá nhiều vụ bê bối về quỹ bảo hiểm mấy năm gần đây.
Nào là đầu tư tiền quỹ đi và để rồi làm mất vốn.
Nào là chi quản lý cồng kềnh.
Quan điểm của Khanh thì bạn chả cần lo đến mấy thứ đấy. Trừ khi bạn sống ở Mỹ hoặc EU, hay ở ngoài Việt Nam.
Mà kể cả mấy quốc gia đó vẫn có quỹ bảo hiểm xã hội của nhà nước cơ mà.
Về vấn đề trả nợ: nhà nước chi in tiền ra là xong, bơm vào quỹ bảo hiểm xã hội hay có những nguồn thu từ thuế.
Nếu có suy nghĩ là nhà nước không trả tiền cho bạn thì bạn chắc không phải là người sống ở Việt Nam. Hay là người cực kỳ ghét chế độ nhà nước này.
Như vậy dù gì đi chăng nữa, để có tương lai an toàn tài chính, bạn phải có tiền lương hưu. Bảo hiểm xã hội là 1 phần chính của nguồn tiền này.
Khanh sẽ bàn thêm về BHXH bắt buộc và tự nguyện ở bài khác.
Ít nhất tuần qua đã có tin vui: chỉ cần đóng đến 15 năm bạn có thể có lương hưu theo quy định mới về BHXH.
Hãy chia sẻ bản tin tới bạn bè nếu bạn thích hữu ích cho họ nhé!